Báo động: Tình hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng gia tăng
Tại riêng Việt Nam, theo thống kê mới nhất từ Cục an ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), từ đầu năm 2020 đến nay đã phát hiện hơn 4.000 vụ việc liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng. Dự báo năm 2021, tội phạm mạng vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn…
Theo số liệu thống kê từ Kaspersky Lab trong năm 2020:
- Tỷ lệ thư rác, lừa đảo qua email lên tới 50,37%.
- Các giải pháp của Kaspersky đã phát hiện tổng cộng 184.435.643 tệp đính kèm độc hại trong email gửi đến.
- Mã độc phổ biến trong các email này thuộc dòng Trojan.Win32.Agentb.
- Công nghệ Kaspersky Anti-Phishing đã ngăn chặn 434.898.635 lượt truy cập vào các trang web lừa đảo.
- Các cửa hàng trực tuyến là mục tiêu thường xuyên nhất của các cuộc tấn công lừa đảo lên đến 18,12%.
Một cú điện thoại, “đi” ngay bạc tỷ
Các đối tượng lừa đảo gọi điện giả danh là người bên phía công an đang điều tra một vụ án nghiêm trọng có liên quan đến người bị hại và yêu cầu họ làm theo hướng dẫn để chứng minh trong sạch. Số tiền của người bị hại sẽ bị rút sạch sau khi thực hiện theo các hướng dẫn này. Các đối tượng sử dụng phần mềm để giả mạo số điện thoại các cơ quan của nhà nước và yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng chỉ định với lý do xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra và chiếm đoạt.
Lừa đảo thông qua giao dịch trực tuyến tăng vọt
Đại dịch COVID-19 diễn ra khiến xu hướng mua bán qua mạng gia tăng, tạo điều kiện cho đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, order hàng, quảng cáo, rao bán hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, kém chất lượng, sau đó khóa trang mạng hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại để chiếm tài sản.
Các đối tượng giả vờ đặt mua hàng và đang ở nước ngoài, sẽ chuyển tiền đặt cọc mua hàng. Chúng đề nghị bị hại cung cấp số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền và gửi kèm đường link giả mạo trang web chuyển tiền quốc tế để các nạn nhân điền các thông tin theo hướng dẫn và bị rút sạch tiền.
Cảnh báo ứng dụng “Bộ Công an” giả mạo
Các đối tượng sử dụng công nghệ VOIP lập các số điện thoại ảo, giả mạo số điện thoại công khai của cơ quan thực thi pháp luật thông báo người bị hại đang bị điều tra vì có liên quan đến một vụ án, yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có và số tiền gửi tài khoản ngân hàng. Chúng yêu cầu nạn nhân thay đổi điện thoại đang dùng sang sử dụng điện thoại hệ điều hành Android sau đó tải và cài đặt ứng dụng mạo danh mang tên “Bộ Công an”.
Sau khi tải App, nạn nhân sẽ phải điền các thông tin trêv App giả mạo và được chuyển về máy chủ do các đối tượng quản lý. Các đối tượng còn có thể điều khiển điện thoại di động của người dùng từ xa mà chủ điện thoại không hề biết.
Các tin nhắn chứa mã OTP, các cuộc điện thoại xác nhận của nhân viên ngân hàng đều bị phần mềm gián điệp chuyển trực tiếp cho các đối tượng. Chúng rút tiền của chủ thẻ mà nạn nhân không nhận ra.
Hiện nay Cổng thông tin điện tử Bộ Công an chỉ sử dụng 2 tên miền chính thức là: mps.gov.vn và bocongan.gov.vn, mọi tên miền khác nhân danh Bộ Công an đều là giả mạo.
Trên đây là một số thống kê về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của internet, khả năng tiếp cận, kết nối dễ dàng dẫn đến các nguy cơ mất an toàn bảo mật ngày càng cao hơn. Ngoài ý thức sử dụng của người dùng, rất cần các giải pháp bảo mật tiên tiến và đồng bộ để chặn đứng các nguy cơ mất an toàn thông tin này.
Tư vấn các giải pháp bảo mật, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:
Công ty cổ phần Nam Trường Sơn Hà Nội
Tầng 15, tòa nhà Licogi 13, 164 Khuất Duy Tiến, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 0246 2818045
Email: info.ntshn@nts.com.vn